Cường độ bức xạ mặt trời tại việt nam
Việt Nam là đất nước trải dài từ vĩ độ 23o23′ Bắc đến 8o27′ Bắc nên Việt Nam nằm trong vùng có bức xạ mặt trời tương đối cao. Trước đây do nguồn năng lượng từ nước và than đá còn dồi dào nên người ta chưa chú ý đến nguồn năng lượng sạch vô tận từ thiên nhiên và có khả năng tái tạo này.
Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian trong năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa.
Sản lượng điện mặt trời phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, bức xạ càng cao thì sản lượng điện tạo ra càng cao.
Theo tài liệu khảo sát bức xạ mặt trời cả nước
Các tỉnh ở phía Bắc ( từ Thừa Thiên – Huế trở ra ) bình quân trong năm có khoảng 1.800 – 2.100 giờ nắng. Trong đó các vùng Tây Bắc ( Lai Châu, Sơn La, Lào Cai ) và vùng Trung Bộ ( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĨnh ) được xem là những vùng có nắng nhiều.
Các tỉnh ở phía Nam ( Từ Đà Nẵng trở vào ), bình quân có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh ở phía Bắc. Ở vùng này mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó đối với các địa phương ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nguồn bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng khá lớn để khai thác.
Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, cường độ bức xạ mặt trời trung bình 1 ngày trong năm ở phía Bắc là 3,69 kWh/m2 và phía Nam là 5.9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây vả tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch đáng kế về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ mặt trời ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.
Trong đó:
1/ CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI VÙNG TÂY BẮC:
Tây Bắc nhiều nắng vào tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều.
Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
Vùng núi cao khoảng 1500m trở lên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là khoảng tháng 6 đến tháng 1 năm sau. Cường độ bức xạ trung bình thấp ( < 3,489 kWh/m2/ngày ).
2/ CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI CỦA VÙNG BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ:
Ở Bắc Bộ nắng nhiều vào tháng 5. Còn Bắc Trung Bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều nắng nhất là tháng 4
Tổng bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Bộ vào khoảng từ tháng 5, ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4.
Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5, ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2 và 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất là tháng 5 khoảng 6-7h trên ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7
3/ CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI VÙNG TRUNG BỘ:
Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8-10h ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5-6h ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày ( có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày )
4/ CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI VÙNG PHÍA NAM:
Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt trong các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm
Dưới đây là bảng số liệu về bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta:
Bảng 1 Số liệu bức xạ mặt trời tại Việt Nam
Vùng | Giờ nắng trong năm | Cường độ bức xạ mặt trời (kWh/m2/ngày) | Ứng dụng |
---|---|---|---|
Đông Bắc | 1600 – 1750 | 3,3 – 4,1 | Trung Bình |
Tây Bắc | 1750 – 1800 | 4,1 – 4.9 | Trung Bình |
Bắc Trung Bộ | 1700 – 2000 | 4.6 – 5,2 | Tốt |
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ | 2000 – 2600 | 4,9 – 5,7 | Rất Tốt |
Nam Bộ | 2200 – 2500 | 4,3 – 4,9 | Rất Tốt |
Trung bình cả nước | 1700 – 2500 | 4,6 | Tốt |
Qua bảng trên chúng ta thấy nước ta có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía Bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được ít hơn. Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền khác nhau, thay đổi theo tháng trong năm.
Từ các số liệu trên có thể thấy sử dụng điện năng lượng mặt trời hiện là giải pháp tối ưu ở nước ta. Tận dụng ưu đãi của thiên nhiên, khai thác nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện là một trong những giải pháp tối ưu nhất, đem lại hiệu quả kinh tế lớn và cung cấp nguồn năng lượng tương đối cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường.
TT | Địa phương | Tháng 1
Tháng 7 |
Tháng 2
Tháng 8 |
Tháng 3
Tháng 9 |
Tháng 4
Tháng 10 |
Tháng 5
Tháng 11 |
Tháng 6
Tháng 12 |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Cao Bằng | 8,21
18,81 |
8,72
19,11 |
10,43
17,60 |
12,70
13,57 |
16,81
11,27 |
17,56
9,37 |
2 | Móng Cái | 18,81
17,56 |
19,11
18,23 |
17,60
16,10 |
13,57
15,75 |
11,27
12,91 |
9,37
10,35 |
3 | Sơn La | 11,23
11,23 |
12,65
12,65 |
14,45
14,25 |
16,84
16,84 |
17,89
17,89 |
17,47
17,47 |
4 | Hà Nội | 8,76
20,11 |
8,63
18,23 |
9,09
17,22 |
12,44
15,04 |
18,94
12,40 |
19,11
10,66 |
5 | Vinh | 8,88
21,79 |
8,13
16,39 |
9,34
15,92 |
14,50
13,16 |
20,03
10,22 |
19,78
9,01 |
6 | Đà Nẳng | 12,44
22,84 |
14,87
20,78 |
18,02
17,93 |
20,28
14,29 |
22,17
10,43 |
21,04
8,47 |
7 | Cần Thơ | 17,51
16,68 |
20,07
15,29 |
20,95
16,38 |
20,88
15,54 |
16,72
15,25 |
15,00
16,38 |
Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng về năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng nhiều công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc.
Tiềm năng mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1.800 đến 2,100 giờ.
Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời tốt nhất và phân bố tương điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2.000 đến khoảng 2.600 giờ.